Thời gian ủ bệnh và dấu hiệu của bệnh Chân tay miệng

  Bệnh tay chân miệng dễ lây từ người sang người. Virus gây bệnh tay chân miệng có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua phân, dịch đường tiêu hóa, nước bọt và mụn nước. Do đó, mẹ nên biết được thời gian ủ bệnh và dấu hiệu khi khởi phát.

THỜI GIAN Ủ BỆNH

  Sau khi nuốt phải virus gây bệnh và trải qua thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng với biểu hiện đặc trưng là phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Ban tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

NHỮNG BIỂU HIỆN KHI MẮC BỆNH

  • Loét miệng: quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú.Vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Số lượng từ 1 đến vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm.
  • Sốt: Hầu hết trẻ chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5°C – 38° C. Khi trẻ bị sốt cao trên 39° C liên tục từ 2 ngày trở lên là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ có thể có biến chứng nghiêm trọng, cần phải nhập viện để theo dõi điều trị.
  • Trẻ bị tiêu chảy, trên mông xuất hiện các nốt mụn lở, rộp da.
  • Rối loạn tri giác, mê sảng.

  Nhận biết sớm được tình trạng bệnh nặng của trẻ mắc tay chân miệng để có kịp thời điều trị, chăm sóc, can thiệp là cách tốt nhất hạn chế các biến chứng và nguy cơ tử vong của trẻ bệnh.

——————————
 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hợp Lực
 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
 Số điện thoại: 0237.222.1115
 Tổng đài CSKH: 1900.9012
 Website: ns.hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay