CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa mãn tính với tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Đây cũng là bệnh lý liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như: bệnh về tim và mạch máu, biến chứng về mắt, sức khỏe răng miệng, bệnh thận, tổn thương thần kinh,…
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'chăm sóc sức khỏe 0423 3:25mM răng miệng 102 cho người BỊ TIỂU ĐƯỜNG ĐÊNH BÊNHVI@N.DAIHGAQUÉCTI HIỆN A IOHOAQUE HỢP HOPLỰC LỰC ለ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HỢP LỰC P. Nguyên Bình, Tx. Nghi Sơn, Thanh Hóa PRESTO TÌM HIỂU NGAY website: www.hopluchospital.com Hotline: 1900 9012'
❌ Bệnh tiểu đường dễ dàng làm tăng nguy cơ vấn đề răng miệng:
🔸 Lượng đường trong máu tăng cao làm tăng hàm lượng đường trong nước bọt, khiến vi khuẩn cư trú trong mảng bám trên răng phát triển mạnh hơn, dễ gây sâu răng và các bệnh về nướu.
🔸 Bệnh nướu răng gây các triệu chứng như nướu bị viêm và thường xuyên chảy máu. Quá trình chữa nhiễm trùng miệng có thể bị trì hoãn.
🔸 Chứng khô miệng do lượng đường trong máu cao kéo dài làm chậm quá trình sản xuất nước bọt.
🔸 Bệnh tưa miệng là bệnh nhiễm nấm vùng miệng và lưỡi ở người mắc bệnh tiểu đường. Nấm phát triển mạnh nhờ hàm lượng glucose cao trong nước bọt của những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
📌 Lời khuyên chăm sóc răng miệng cho người bệnh tiểu đường:
1. Chăm sóc răng miệng hằng ngày với việc đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và các sản phẩm dành riêng cho người tiểu đường (nếu có).
2. Đảm bảo chế độ ăn uống: Tránh các đồ tinh bột đường, ăn nhiều chất xơ, rau củ quả và trái cây, uống nhiều nước và hạn chế các đồ ăn dính dẻo sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt, ngăn chặn sự hình thành mảng bám hay cao răng. Đặc biệt, nên uống nhiều nước, tránh các chất kích thích để bảo vệ răng miệng và sức khỏe bản thân.
3. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh lý tiểu đường với sức khỏe toàn thân.
4. Định kỳ kiểm tra và theo dõi sức khỏe răng miệng. Với bất kỳ vấn đề răng miệng nào như viêm nhiễm hay sâu răng, người bệnh đái tháo đường cần điều trị ngay lập tức để tránh tái phát và tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân.
🌟 Người bị tiểu đường nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề sức khỏe cơ thể, lập kế hoạch kiểm soát lượng đường, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
………………………………………..
🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 🏥
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay