Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Người bệnh vào nhập viện đúng giờ hẹn, có người thân đi cùng trong ngày vào nhập viện, mang theo đơn thuốc và báo lại bác sĩ/điều dưỡng viên thông tin về thuốc mà người bệnh đang sử dụng (nếu có). Người bệnh đến văn phòng khoa để nhận giấy tờ, đi nộp tạm ứng viện phí và trình bảo hiểm y tế (nếu có), hoàn thiện thủ tục hành chính như: ký cam đoan mổ, hoàn thiện hồ sơ, bổ sung các giấy tờ cần thiết. Sau đó, người bệnh sẽ được xếp giường nằm điều trị, có giường dịch vụ cho người bệnh nếu có nhu cầu.
Người bệnh sẽ được phát và dùng đồ vải sạch hàng ngày. Cần lưu ý có mặt tại giường/phòng bệnh, không tự ý bỏ ra ngoài khoa/phòng. Nếu ra ngoài người bệnh phải báo cho nhân viên y tế biết và ký vào hồ sơ.
Người bệnh được nhân viên y tế đeo thẻ định danh và sẽ mang thẻ định danh trong suốt quá trình điều trị để tránh nhầm lẫn giữa người bệnh với nhau, được hướng dẫn, phổ biến nội quy khoa phòng, bệnh viện.
Người bệnh được bác sỹ gây mê khám trước mổ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được gây mê/gây tê vùng, bởi bác sỹ gây mê. Bác sỹ gây mê sẽ trao đổi thông tin gây mê/gây tê vùng phù hợp nhất với người bệnh, dựa theo các vấn đề ưu tiên cũng như tình trạng sức khỏe, tuổi và loại phẫu thuật mà người bệnh sẽ được thực hiện. Nếu người bệnh/người nhà người bệnh có đề xuất dùng gói giảm đau thì sẽ đề nghị vào thời điểm này.
Người bệnh được phẫu thuật viên (Bác sỹ mổ) giải thích cách thức phẫu thuật và các biến chứng có thể xảy ra. Giải đáp các thắc mắc của người bệnh/người nhà người bệnh về bệnh, phẫu thuật và điều trị.
Người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn uống, dùng thuốc (nếu có), nhịn ăn chuẩn bị mổ, vệ sinh,…
Người bệnh/người nhà người bệnh được bác sĩ/điều dưỡng giải thích những câu hỏi, băn khoăn của người bệnh/người nhà người bệnh để người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm phẫu thuật.
Hoàn thiện các xét nghiệm bổ sung (nếu có).
Tùy từng chuyên khoa và từng trường hợp người bệnh cụ thể mà bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê sẽ cho chỉ định người bệnh nhịn ăn, uống trước mổ vào thời điểm nào. Nhịn ăn uống giúp phòng ngừa việc hít các vật thể lạ, chất nôn vào đường thở gây sặc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ gây mê, bác sỹ phẫu thuật là rất quan trọng. Nếu người bệnh mới ăn uống và phải phẫu thuật cấp cứu thì bác sỹ gây mê sẽ đánh giá nguy cơ hít các vật thể lạ khi hôn mê. Kể cả trong trường hợp bạn được gây tê vùng thì việc tuân thủ các hướng dẫn nhịn ăn uống cũng rất quan trọng vì có thể người bệnh sẽ phải gây mê toàn thân.Tùy từng chuyên khoa và từng trường hợp người bệnh cụ thể mà bác sĩ phẫu thuật sẽ cho chỉ định người bệnh thụt dẫn/thụt thuốc vào thời điểm nào trước phẫu thuật.
………………………………………
𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧
Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
Số điện thoại: 0237.222.1115
Tổng đài CSKH: 1900.9012
Website: hopluchospital.com
Bài viết liên quan
-
NGƯỜI BỆNH CÓ U VÚ KHÔNG NÊN ĂN THỰC PHẨM NÀO?
Bên cạnh việc điều trị đúng cách, người bệnh có u vú cũng cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh có u vú muốn nhanh khỏi… -
Livestream Tư vấn trực tuyến chủ đề “VIÊM TỤY CẤP – DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ”
-
Tê bì chân tay – Cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tê bì chân tay là một hiện tượng thường gặp. Rất nhiều người tỏ ra lo lắng về tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì và có… -
Chữa dứt điểm viêm tai giữa ở trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy…