KIỂM SOÁT BỆNH ĐAU THẮT NGỰC

👉Cơn đau thắt ngực là một trong những dấu hiệu kinh điển cảnh báo sự xuất hiện của bệnh thiếu máu cơ tim, còn được gọi là bệnh động mạch vành. Động mạch vành là các mạch máu quan trọng chịu trách nhiệm cung cấp máu đến nuôi trái tim. Khi hệ thống mạch vành hoạt động không hiệu quả, việc cung cấp máu cho tim sẽ bị giảm, dẫn đến các triệu chứng đau thắt ngực xuất hiện ở mức độ và vị trí khác nhau.

👉Cơn đau thắt ngực được phân thành hai nhóm dựa trên hoàn cảnh xuất phát cơn đau và thời gian mà cơn đau kéo dài:
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'ΒΕΝHИEΝΟHИHαΑAμάCTE BỆNH EN KHOA คุมอิ CAQUỐC TẾ HỢP HOPLỰC LỰC kiểm soát bệnh ĐAU THẮT NGỰC BỆNH VIỆN ĐA KHO QUỐC TẾ HỢP LỰC P. Nguyên Bình, Tx. Nghi Sơn, Thanh Hóa TÌM HIỂU NGAY website: :www.hopluchospital.com Hotline: 1900 9012'
– Cơn đau thắt ngực ổn định hoặc bệnh mạch vành mạn ổn định: Thường mỗi bệnh nhân đều có một mức độ gắng sức riêng, và khi đạt đến mức đó, cơn đau thắt ngực xuất hiện với các cảm giác như được mô tả ở trên. Cơn đau thắt ngưc ổn định thường giảm dần trong khoảng thời gian từ 5 – 15 phút sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc chống đau thắt ngực ngậm/xịt thuốc dưới lưỡi.

– Cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim cấp: Cơn đau có thể bắt đầu mà không liên quan đến gắng sức, và thời gian kéo dài lâu hơn 20-30 phút hoặc thậm chí còn lâu hơn với cường độ đau nặng. Đặc biệt, cơn đau thắt ngực không ổn định sẽ không giảm đi sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc chống đau thắt ngực ngậm/xịt thuốc dưới lưỡi. Đây là dạng bệnh nguy hiểm đòi hỏi phải chữa trị ngay lập tức tại bệnh viện.

👉Cảm giác từ triệu chứng cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành thường sẽ bao gồm 3 cơn đau như sau:

– Cảm giác lồng ngực như bị bóp nghẹt hay đè nặng, dẫn đến cảm giác đau thắt, bắt đầu từ vị trí sau xương ức sau đó lan dần lên cằm, vai bên trái và tiếp tục lan rộng xuống cánh tay.

– Cảm giác đau thắt sẽ tăng khi gắng sức, khi bị xúc động mạnh hoặc ở nhiệt độ rất lạnh, các cơn đau sẽ xuất hiện theo quy luật và thường kéo dài từ 3 đến 15 phút.

– Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ khi bệnh nhân được nghỉ ngơi hoặc sử dụng nitroglycerin

Bên cạnh triệu chứng cơn đau thắt ngực, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, buồn nôn và nôn mửa

👉Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

– Tắc nghẽn động mạch vành do mảng xơ vữa: Sự tích tụ của mảng xơ vữa trong động mạch vành có thể làm hẹp động mạch, gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim và xuất hiện triệu chứng đau ngực. Nếu mảng xơ vữa nứt vỡ đột ngột, quá trình đông máu sẽ được khởi động, hình thành huyết khối lấp kín động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim.

– Co thắt khu trú hoặc lan tỏa trong động mạch vành: Động mạch vành có thể bị co thắt ở một vị trí cụ thể hoặc lan tỏa ra nhiều phần khác nhau, làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho trái tim.

– Rối loạn chức năng vi mạch vành: Có thể xảy ra rối loạn trong việc hoạt động của các mạch máu nhỏ, gọi là vi mạch vành, gây hiện tượng thiếu máu cơ tim.

👉Để chẩn đoán cơn đau thắt ngực, các bác sĩ thường sẽ chỉ định các phương pháp sau: điện tâm đồ (ECG) và điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim và siêu âm tim gắng sức, cắt lớp vi tính đa dãy (CT coronary angiography),chụp động mạch vành qua da (coronary angiography), các xét nghiệm (xét nghiệm men tim để loại trừ hội chứng mạch vành cấp)

👉Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các xét nghiệm chức năng gan, thận và các yếu tố nguy cơ khởi phát như cholesterol, triglyceride, nồng độ đường huyết… để đánh giá toàn diện về các nguy cơ có thể xảy ra và các bệnh lý có liên quan.

👉Nếu bạn đã hoặc đang mắc bệnh thiếu máu cơ tim, việc duy trì điều trị thường xuyên là một phần quan trọng để ngăn ngừa tái phát các cơn đau thắt ngực, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện khả năng vận động, và giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim,suy tim, và tử vong liên quan đến bệnh tim mạch. Nếu bạn chưa mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc chưa từng trải qua cơn đau thắt ngực, dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa:

⭕ Loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động của các yếu tố nguy cơ tim mạch:

– Bỏ hút thuốc.

– Điều trị và kiểm soát đường huyết nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường.

– Điều trị và kiểm soát mức cholesterol nếu bạn có rối loạn mỡ máu.

– Điều trị và kiểm soát huyết áp nếu bạn có tăng huyết áp.

Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách:

– Giảm thực phẩm giàu chất béo không có lợi, như da, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, và thực phẩm biến đổi từ động vật, và tăng cường thực phẩm từ nhóm rau xanh và trái cây tươi.

– Giảm tiêu thụ bia và rượu.

– Thực hiện ít nhất 30 phút vận động thể dục thể thao hàng ngày với mức độ đủ để làm cơ thể toát mồ hôi.

Nếu bạn đã được chẩn đoán và đang điều trị bệnh thiếu máu cơ tim và đặc biệt là đang xuất hiện các cơn đau thắt ngực, hãy tuân thủ đúng liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Ngoài ra, hãy tuân thủ lịch hẹn tái khám và theo dõi sức khỏe tim mạch theo định kỳ, điều này rất quan trọng.

🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 🏥
—————————————
🏥 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hợp Lực
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012
🌎 Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay