MẸ BẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SUY GIÃN TĨNH MẠCH THAI KỲ

👉Suy giãn tĩnh mạch là một trong những nỗi lo của phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Có đến 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'BÊNH ENHVIÊN VIỆN NĐA KHOA quốc CTẾ TẾ HỢP LỰC MẸ BẦU và những điều cần biết về suy giän tĩnh mạch thai kỳ BỆNH VIỆN ĐA HO QUỐC TẾ HỢP LỰC P. Nguyên Bình, Tx. Nghi Sơn, Thanh Hóa TÌM HIỂU NGAY website: www.hopluchospital.com Hotline: 1900 Hotline:19009012 9012'
👉Suy giãn tĩnh mạch là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch là do khi mang thai, cơ thể gia tăng hóc-môn progesterone, cùng với việc trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, tạo sức ép quá lớn lên tĩnh mạch chân, làm van tĩnh mạch suy yếu. Bên cạnh đó, việc phải hạn chế đi lại, đứng – ngồi – nằm quá lâu trong thời gian dài cũng khiến cho máu lưu thông kém, gây suy giãn tĩnh mạch thai kỳ.
📌Thông thường, bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn thai kỳ sẽ không nguy hiểm, việc điều trị thường được dời đến sau sinh để tránh tác động lên mẹ và bé. Tuy nhiên, những trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) ở bề mặt da sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, cần được chữa trị sớm bằng các biện pháp giảm nhẹ.
📌Một yếu tố khác có thể có ảnh hưởng xấu đến người mẹ đó là vấn đề tâm lý. Suy giãn tĩnh mạch thường có triệu chứng là các đường gân, búi tĩnh mạch nổi lên bề mặt da. Điều này rất dễ khiến mẹ bầu cảm thấy tự ti, cộng với việc ngoại hình thay đổi đột ngột khi mang thai, nếu không được quan tâm và động viên đúng cách sẽ dễ dẫn đến trầm cảm trước và sau sinh, ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.
✅Điều trị Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn thai kỳ
▶️Do đang trong quá trình mang thai, việc can thiệp điều trị cần được hạn chế. Bác sĩ chỉ can thiệp điều trị khi bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi, quan sát đôi chân mình. Ngay khi thấy những dấu hiệu của Suy giãn tĩnh mạch như: chân nổi những đường gân ngoằn ngoèo màu xanh, đỏ hoặc tím; Chân hay bị mỏi, nặng nề, ngứa châm chích, bứt rứt khó chịu… hãy lập tức đến các đơn vị, bác sĩ có chuyên môn, uy tín để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị.
▶️Ở giai đoạn mang thai, nếu chẳng may bị suy giãn tĩnh mạch, tùy tình trạng, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp không can thiệp như mang vớ tĩnh mạch, thay đổi lối sống, hoặc tập những bài tập suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ nhàng.
▶️Ở giai đoạn sau khi sinh, nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân không cải thiện nhiều, bạn nên sớm thăm khám tại các trung tâm chuyên sâu, bệnh viện uy tín để được siêu âm chẩn đoán tình trạng bệnh, dùng thuốc theo chỉ dẫn hoặc được tư vấn điều trị bằng các phương pháp phù hợp như tiêm xơ, keo sinh học, laser nội mạch…
………………………………………..
🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 🏥
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay