4 LƯU Ý CỐT LÕI TRONG CHĂM SÓC TRẺ MẮC CÚM B TẠI NHÀ, BỐ MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?

Cúm B là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm B gây ra. Mùa cúm B năm này, đã ghi nhận trường hợp cúm B phải tiến triển nặng, phải thở máy. Để hạn chế nguy cơ này, khi trẻ có dấu hiệu cúm B, bố mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại đó, sau thăm khám và chấn đoán, trẻ có thể sẽ phải điều trị nội trú, nếu nặng. Nếu nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Cúm B không có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị cúm B chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cụ thể, dưới đây là 4 lưu ý cốt lõi trong chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà, bố mẹ đọc và thực hiện khi cần nhé:
Có thể là hình ảnh về 1 người, thuốc và văn bản cho biết 'BÊNH DA KHHAC HỢP HỢPLỰC LỰC 4 LƯU ۷ khi chăm sóc trẻ bị CÚM B tại nhà BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HỢP LỰC P. Nguyên Bình, Tx. Nghi Sơn, Thanh Hóa TÌM HIỂU NGAY website: www.hopluchospital.com Hotline: 1900 tline:19009012 9012'
➖ Quản lý sốt: Kiểm tra thân nhiệt và ghi lại để theo dõi xu hướng sốt của trẻ. Thân nhiệt trên 38°C (100.4°F) được coi là sốt. Khi đó, bố mẹ có thể sử dụng Paracetamol (Acetaminophen) hoặc Ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ để hạ sốt cho trẻ (tránh sử dụng Aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng y tế rất nguy hiểm). Bố mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để tăng cường hiệu quả hạ sốt cho trẻ như lau người bằng khăn mềm nhúng vào nước ấm, tránh sử dụng nước lạnh vì nước lạnh gây co mạch, khiến cơ thể khó tỏa nhiệt hơn; mặc cho trẻ quần áo nhẹ, rộng rãi; sử dụng quạt hoặc điều hòa nhiệt độ để giảm nhiệt độ phòng ngủ nếu cần, nhưng tránh để gió trực tiếp thổi vào trẻ.
➖ Hydrat hóa: Hydrat hóa là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc trẻ cúm B, nhất là khi trẻ sốt cao hoặc nôn. Để hydrat hóa cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng dung dịch oresol (dung dịch này có thể mua sẵn hoặc pha tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ), nước lọc, nước hoa quả loãng (cần loãng để giảm đường, giúp trẻ dễ tiêu hóa), nước canh, nước súp. Khuyến khích trẻ uống từng ngụm nhỏ thường xuyên suốt cả ngày.
➖ Nghỉ ngơi: Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục.
➖ Dinh dưỡng: Cung cấp cho trẻ những bữa ăn dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp.
➖ Giám sát triệu chứng: Theo dõi các triệu chứng của trẻ. Khi có các triệu chứng sau, đưa trẻ trở lại bệnh viện càng sớm càng tốt.
▪️ Sốt cao kéo dài dù đã dùng thuốc hạ sốt.
▪️ Khó thở, thở nhanh, thở gắt, tím tái
▪️ Lờ đờ, li bì, không phản ứng như bình thường.
▪️ Đau bụng dữ dội, nôn
>> Chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết cách chăm sóc trẻ trong mùa cúm này, bố mẹ nhé!
………………………………………..
🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 🏥
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay