Viêm phổi do Mycoplasma: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Viêm phổi do Mycoplasma có thể lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, bệnh thường gặp ở người lớn trẻ tuổi và trẻ em 6-10 tuổi.

Vi khuẩn Mycoplasma gây viêm phổi là gì?
Mycoplasma là loại vi khuẩn không điển hình, cấu trúc tế bào không đầy đủ: không có vách, có màng bào tương và có bộ gen nhỏ dưới 1000 gen, kích thước rất nhỏ, dài 1 – 2 µm, rộng 0.1 – 0.2 µm. Vi khuẩn không điển hình chiếm 20 – 30% số ca viêm phổi do vi khuẩn trong cộng đồng, chúng là loại vi khuẩn ký sinh nội bào do có kích thước rất nhỏ, cấu tạo tế bào tối giản nên không thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi thông thường, không nhuộm soi được.
Mycoplasma thường cư trú tại niêm mạc miệng họng, đường sinh dục người, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên và gây bệnh. Bệnh thường bùng phát thành các đợt dịch trong phạm vi nhỏ như trường học, lớp học, cơ quan công sở, hay gặp thời điểm cuối xuân đầu hè hoặc vào cuối hè sang thu.
Bệnh lây qua giọt bắn có chứa vi khuẩn khi người bệnh ho, hắt hơi. Lứa tuổi mắc bệnh thường gặp là người lớn trẻ tuổi và trẻ em 6 – 10 tuổi. Tuy nhiên, gần đây số trẻ < 5 tuổi mắc viêm phổi do Mycoplasma ngày càng nhiều.
Viêm phổi do Mycoplasma có triệu chứng gì?
Người mắc viêm phổi do Mycoplasma thường có thời gian ủ bệnh 2 – 3 tuần. Bệnh khởi phát từ từ với các biểu hiện:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Sổ mũi
- Sốt không quá cao
- Ho ngày càng nhiều và ho kéo dài đến 2 – 3 tuần
- Ớn lạnh
Một số trường hợp có nôn, tiêu chảy, phát ban trên da, viêm kết mạc mắt, toàn trạng ít thay đổi. Nghe phổi có thể có ran phế quản, phế nang. Một số trường hợp người lớn có bùng phát cơn hen phế quản.
Chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma:
Người mắc viêm phổi được chẩn đoán do vi khuẩn Mycoplasma khi:
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu thường không tăng, CRP tăng nhẹ.
- X-quang phát hiện một số tổn thương dạng nốt, đám mờ ở phổi.
- Nuôi cấy Mycoplasma có kết quả sau 5 – 7 ngày.
- Xét nghiệm PCR dịch tị hầu dương tính hay dịch phế quản dương tính với Mycoplasma hoặc kháng thể đặc hiệu IgG, IgM dương tính Mycoplasma hoặc hiệu giá kháng thể tăng sau 2 tuần, IgM tăng gấp 2 lần, IgG tăng gấp 4 lần.
Bệnh nhân mắc viêm phổi do Mycoplasma vào viện điều trị nội trú, đặc biệt trẻ em < 5 tuổi cần đánh giá mức độ nặng của bệnh khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Suy hô hấp cần thông khí nhân tạo
- Sốc nhiễm khuẩn, rối loạn ý thức, thở nhanh rút lõm lồng ngực, hạ huyết áp
- Tràn dịch màng phổi
Điều trị viêm phổi do MycoplasmaNguyên tắc điều trị viêm phổi do Mycoplasma là:
- Thông thoáng đường thở, oxy liệu pháp, thông khí nhân tạo nếu cần
- Hạ sốt, bù đủ dịch
- Chọn kháng sinh phù hợp, nên chọn kháng sinh tác động lên sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Lựa chọn đầu tay là nhóm kháng sinh macrolide, quinolone, doxycilin. Mycoplasma có khả năng kháng thuốc cao do có bộ gen nhỏ nên việc sửa chữa kém, chỉ một đột biến gen có thể gây ra kháng thuốc.
Một số lưu ý khi điều trị viêm phổi do Mycoplasma:
- Corticoid nên sử dụng trong trường hợp viêm phổi Mycoplasma nặng hoặc có biến chứng, kháng trị.
- Theo dõi đáp ứng điều trị: Sau 72 giờ dùng kháng sinh phù hợp, triệu chứng lâm sàng không cải thiện, xét nghiệm máu và tổn thương X-quang phổi nặng lên cần nghĩ tới đồng nhiễm vi khuẩn khác hoặc kháng thuốc kháng sinh.
Chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma:
- Thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Mycoplasma bùng phát và gây bệnh. Người mắc viêm phổi do Mycoplasma cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc, không khí lạnh gây kích thích cơn ho.
- Lựa chọn đồ ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng. Bù đủ nước đường uống và nên uống nước ấm.
Để hạn chế nguy cơ mắc viêm phổi do Mycoplasma, người dân cần:
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, xà phòng diệt khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧
Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
Số điện thoại: 0237.222.1115
Tổng đài CSKH: 1900.9012
Website: hopluchospital.com
Bài viết liên quan
-
Chi bộ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực kết nạp cho các đồng chí Đảng viên mới
Chiều ngày 31/12/2019, Chi bộ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực kết nạp 10 đồng chí Đảng viên mới vào Chi bộ thuộc Đảng bộ Tổng công ty… -
CHÀO MỪNG ĐOÀN SỞ Y TẾ THANH HÓA VỀ THẨM ĐỊNH TĂNG GIƯỜNG BỆNH VÀ BỔ SUNG DANH MỤC KỸ THUẬT MỚI NĂM 2022
Sáng ngày 11/08/2022, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã vinh dự chào đón Đoàn thẩm định được thành lập theo Quyết định thành lập của Sở Y tế Thanh… -
Cần làm gì để bảo vệ trẻ nhỏ và người lớn trước nguy cơ nhiễm Virus hợp bào hô hấp (RSV) trong mùa dịch cao điểm?
Thời tiết đang chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, nhiều dịch bệnh bùng phát . Đây chính là điều kiện thuận lợi cho virut, vi khuẩn gây bệnh… -
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Thời tiết giao mùa, chuyển mùa thu sang mùa đông là điều kiện thuận lợi tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng…