CÓ NÊN XOA DẦU NÓNG KHI BỊ BONG GÂN

Có nên xoa dầu nóng khi bị bong gân là thắc mắc được rất nhiều người đặt ra. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp giải đáp thắc mắc này.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp).
Chấn thương này rất hay gặp phải do té ngã, tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao, đi bộ sai cách, chạy quá nhanh, chống đỡ khi bị ngã, vận động sai thư thế…
Bong gân được chia làm 3 cấp độ: Nhẹ – vừa và nặng. Trường hợp bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt; Mức độ vừa: một phần hoặc chùm dây chằng bị rách; Mức độ nặng: Dây chằng của một khớp bị đứt.
Thông thường khi bị bong gân, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng sưng, tụ máu bầm tại chỗ bị chấn thương kèm theo đau khớp không thể cử động hoặc vận động, cơn đau có thể xuất hiện ngắn hoặc đau kéo dài khiến bệnh nhân không thể di chuyển được.
Nếu biết cách xử lý kịp thời, vùng bị sưng đau sẽ nhanh hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Có nên xoa dầu nóng khi bị bong gân?
Nhiều người có thói quen xoa dầu nóng khi bị bong gân, trật khớp với mong muốn giảm đau và sưng. Thế nhưng đây lại là một biện pháp xử trí bong bân không đúng.
Khi bị bong gân, các dây chằng quanh khớp bị căng giãn, bầm dập dẫn đến sung huyết. Vì thế, dầu nóng sẽ làm tăng tình trạng xung huyết, xuất huyết tại chỗ, gây phù nề hơn và tổn thương nặng hơn. Do đó không nên sử dụng các loại cao, dầu nóng, rượu thuốc, mật gấu, salonpas khi bị bong gân.
Cách xử trí đúng khi bị bong gân
Khi bị bong gân, người bệnh có thể tự sơ cứu tại nhà bằng các bước như:
Tạm ngừng các hoạt động, không được di chuyển tránh để phần khớp bị bong gân tổn thương nặng hơn
Chườm đá vào chỗ bong gân 10-15 phút để giảm đau, tránh co mạch, xuất huyết, phù nề. Lưu ý không nên chườm trực tiếp đá lạnh vào vị trí bị tổn thương, nên sử dụng khăn vải mỏng để tránh nước đá lạnh tiếp xúc trực tiếp gây bỏng lạnh cho da.
Băng cố định phần khớp bị tổn thương. Băng vừa phải, không băng quá lỏng hoặc quá chặt.
Nếu bong gân phần chi dưới thì nằm kê cao chân. Nếu bong gân phần chi trên thì treo tay bất động, tránh gây ảnh hưởng đến phần bị tổn thương.
Đối với các trường hợp bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clotua để xịt vào vùng bong gân có tác dụng giảm đau, làm lạnh và tê. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc uống alaxan để giảm đau. Chú ý không được dùng aspirin vì thuốc có thể làm ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu cho người bị bong gân.
Sau khi sơ cứu, nếu bong gân ở độ 1, người bệnh có thể vận động trở lại sau khi đã hết đau. Tuy nhiên, nếu là bong gân độ 2, 3 người bệnh nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có biện pháp xử trí phù hợp, tránh ảnh hưởng đến chức năng dây chằng.
Lưu ý sau khi bị bong gân
Để ngăn chặn tình trạng bong gân tái lại sau điều trị, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Tránh mang giày gót cao khi đi trên mặt bằng gồ ghề, chọn giày phù hợp khi đi lại.
Thận trọng khi đi xuống dốc, cầu thang, nhất là với người già và trẻ nhỏ.
Khởi động làm nóng trước khi tập luyện thi đấu thể thao.
Thường xuyên vận động khớp để tăng sức bền bỉ và thích nghi với những động tác nhanh.
Tránh vận động hoặc chuyển tư thế đột ngột.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng đủ chất, hạn chế rượu bia, chất kích thích để mau chóng hồi phục.
………………………………………..
🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 🏥
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay