Bệnh cúm ở trẻ em ba mẹ nên làm gì?

Thời tiết giao mùa với đặc điểm nhiệt độ, thời tiết thay đổi thất thường cũng là giai đoạn bệnh cúm “vào mùa”, ba mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa đông xuân này?

Bệnh cúm LÀ một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi DO VIRUS CÚM GÂY RA. Bệnh thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm, đặc biệt ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc cúm, cần theo dõi triệu chứng và diễn biến bệnh để xử trí đúng cách, kịp thời.

Trẻ bị nhiễm virus cúm THƯỜNG CÓ BIỂU HIỆN SỐT CAO, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và những dấu hiệu hô hấp như: nghẹt mũi, dịch mũi màu vàng – xanh, đau họng, ho, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức, biếng ăn, nôn mửa, có thể kèm tiêu chảy.

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực “triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ thường bị nhầm với cảm lạnh do thời tiết, tuy nhiên các triệu chứng của cúm thường RẦM RỘ HƠN VÀ nghiêm trọng hơn”. BỆNH CÚM BẢN CHẤT CŨNG LÀ DO VIRUS GÂY RA DO ĐÓ VIỆC THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LÀ CHỦ YẾU. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà cách thức điều trị khác nhau. Nếu bệnh có triệu chứng nhẹ thì trẻ có thể được theo dõi, điều trị và chăm sóc tại nhà, trong đó chủ yếu là điều trị các triệu chứng NHƯ sốt, đau họng, ho.

Ba mẹ cần sớm đưa trẻ thăm khác bác sĩ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu:

  • Sốt cao (trên 38.5 độ C) và liên tục (trên 3 ngày), đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, hay nôn.
  • Nghẹt mũi kéo dài hoặc không thuyên giảm.
  • Khó thở, thở nhanh.
  • Li bì, bị kích thích, co giật.
  • Đau tai, trong tai có mủ.
  • Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng.

Các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực chia sẻ thêm, virus cúm có nhiều đường lây truyền, trẻ có thể nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm qua giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, ôm hôn,… Hoặc nếu trẻ tiếp xúc với các bề mặt, đồ vật có chứa virus bằng tay và dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm virus. Môi trường công cộng hoặc nhà trẻ, trường học, những nơi đông người được xem là không gian thuận lợi để lan truyền virus khi có người bị cúm ho, hắt hơi,… phát tán vào không khí những giọt bắn có chứa virus.

Để phòng tránh trẻ em bị cúm, ba mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý:

  • Hướng dẫn bé sử dụng khẩu trang ở nơi công cộng.
  • Tạo thói quen rửa tay cho trẻ, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi xì mũi và sau khi sử dụng phòng vệ sinh.
  • Lưu ý với trẻ tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng của mình.
  • Giữ đồ chơi sạch sẽ và không dùng chung đồ cá nhân. Trên thực tế trẻ nhỏ rất dễ dàng chia sẻ, dùng chung các đồ chơi hay món ăn yêu thích,… Chính vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn và nhắc nhở trẻ.
  • Giữ vệ sinh cá nhân cho bé: cắt tỉa móng tay gọn gàng, vệ sinh răng miệng đều đặn và vệ sinh mũi sau khi ra ngoài.
  • Tiêm đủ vắc xin cần thiết để củng cố hàng rào miễn dịch cho trẻ.

𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧

Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

Số điện thoại: 0237.222.1115

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay