Bệnh xuất huyết tiêu hoá – Nguyên nhân và triệu chứng

𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̉𝐲 𝐦𝐚́𝐮 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐦𝐚̣𝐜𝐡 𝐯𝐚̀𝐨 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐠𝐨̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚. 𝐋𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐦𝐚́𝐮 𝐧𝐚̀𝐲 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐭𝐡𝐚̉𝐢 𝐫𝐚 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚 𝐛𝐨̛̉𝐢 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐧𝐨̂𝐧 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 đ𝐚̣𝐢 𝐭𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐫𝐚 𝐦𝐚́𝐮 𝐡𝐚𝐲 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 đ𝐞𝐧.

Phương án điều trị xuất huyết tiêu hóa tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó cần đặc biệt cảnh giác với các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cấp tình. Lúc này, người bệnh cần được điều trị cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐚̀𝐨 𝐝𝐚̂̃𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚
Nguyên nhân chung gây xuất huyết tiêu hóa phổ biến gồm: rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu, bệnh Hemophilia), dùng thuốc chống đông, suy giảm chức năng gan, thiếu vitamin K, mắc bệnh sốt xuất huyết…

  • 𝐗𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢: Đại tiện ra máu đỏ tươi, máu có thể lẫn trong phân hoặc đi sau phân.

𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐚̉𝐧𝐡 𝐛𝐚́𝐨 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚

  + Đại tiện phân đen, có thể lẫn máu.

  + Các dấu hiệu mất máu tùy thuộc vào số lượng máu bị mất: Xuất huyết nhẹ thường không có biểu hiện cụ thể. Khi tình trạng xuất huyết nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, thiểu niệu, da xanh, niêm mạc nhớt, khát, mạch nhanh nhỏ khó bắt, tụt huyết áp,… Xuất huyết rất nặng có thể dẫn đến vật vã, li bì, hôn mê.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải triệu chứng liên quan đến nguyên nhân gây bệnh:

  + Nguyên nhân viêm loét đại tràng, bệnh Crohn: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

  + Do lỵ: Lỵ trực khuẩn gây triệu chứng sốt, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có lẫn máu. Trong khi đó, lỵ amip gây đau bụng, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu.

  + Nguyên nhân ung thư đại tràng: Đại tiện ra máu nhầy như máu cá, phân mỏng, đi kèm với biểu hiện mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.

+ Nguyên nhân bệnh lý hậu môn: Bệnh trĩ gây chảy máu, có thể chảy thành tia và thấy búi trĩ lộ ra ngoài. Nứt kẽ hậu môn gây đau khi đại tiện, tình trạng chảy máu xuất hiện sau khi đại tiện, đặc biệt khi người bệnh bị táo bón.

  • 𝐗𝐮𝐚̂́𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚 𝐭𝐫𝐞̂𝐧: Nôn ra máu: Có thể là máu đỏ, máu đen, máu cục; có thể lẫn với thức ăn. Lượng máu nôn ra ít hay nhiều tùy vào nguyên nhân xuất huyết.

  + Đại tiện phân đen giống như bã cà phê, có mùi khắm. Thời gian các chất lưu chuyển trong ruột và lượng máu xuất huyết sẽ quyết định tính chất của phân. Nếu xuất huyết nhiều, phân thường loãng, xen lẫn nước màu đỏ. Trường hợp lượng xuất huyết ít, phân vẫn thành khuôn, có màu đen như nhựa đường, dính.

  + Dấu hiệu mất máu: hoa mắt, chóng mặt, da xanh, thiểu niệu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt,… Người bệnh có lượng xuất huyết ít có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng không rõ rệt như chóng mặt, đau đầu. Trường hợp mất máu nhiều, người bệnh có thể rơi vào tình trạng vật vã hoặc thậm chí hôn mê.

  + Có biểu hiện sốt.

  Các biểu hiện khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh: Giãn tĩnh mạch thực quản thường gây xuất huyết thực quản có biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như: vàng da, mệt mỏi, tuần hoàn bàng hệ,… Loét dạ dày – tá tràng gây xuất huyết thường có triệu chứng: đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ chua, người bệnh có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày – tá tràng. Trường hợp xuất huyết do nguyên nhân ác tính, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược ăn nhanh no, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Xuất huyết tiêu hóa trên được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao hơn so với xuất huyết tiêu hóa dưới. Theo các nghiên cứu, khoảng 80% trường hợp chảy máu đường tiêu hóa dưới có thể tự cầm máu được. Trong khi đó, xuất huyết tiêu hóa trên thường gây mất máu nhiều, gây nguy hiểm cho người bệnh.

  Trong cả hai trường hợp bệnh xuất huyết tiêu hóa trên và dưới, người bệnh đều cần đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định vị trí và nguyên nhân gây xuất huyết, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
—————————————–

 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hợp Lực

 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

 Số điện thoại: 0237.222.1115
 Tổng đài CSKH: 1900.9012

 Website: ns.hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay