Biến chứng nguy hiểm bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý

Biến chứng đái tháo đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát. Từ đó gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Một khi hệ thống mạch máu bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác như mắt, thận, thần kinh, tim…

Biến chứng đái tháo đường bao gồm: biến chứng ở mạch máu nhỏ và biến chứng ở mạch máu lớn.

  • Biến chứng ở mạch máu nhỏ của người đái tháo đường: Ở dạng tổn thương này tiềm ẩn ba dạng tổn thương thường gặp. Bao gồm biến chứng mạch máu ở võng mạc có thể gây mù lòa. Biến chứng ở thận có thể gây suy thận. Biến chứng ở thần kinh có thể gây các bệnh rễ thần kinh, thần kinh sọ, đa dây thần kinh đối xứng…
  • Biến chứng ở mạch máu lớn: Biến chứng ở mạch máu lớn của người bệnh đái tháo đường liên quan xơ vữa động mạch của các mạch lớn. Biến chứng có thể dẫn tới: xơ vữa động mạch ở tim, não, chi dưới.
  • Đối với người bệnh đái tháo đường nói chung và đái tháo đường type 2 nói riêng, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi. Có đến khoảng 50% người bệnh đái tháo đường gặp biến chứng thần kinh ngoại vi. Trong đó gặp nhiều nhất là biến chứng đa dây thần kinh ở chân. Người bệnh có cảm giác như kim châm, kiến bò, đôi khi là đau, rát, bỏng hoặc đau dữ dội. Ở một trường hợp khác, người bệnh sẽ mất cảm giác ở bàn chân. Do vậy khi va chạm và có tổn thương người bệnh sẽ không nhận thức được. Khi đó các vết thương có thể dẫn tới nhiễm trùng và gây loét bàn chân. Đối với người bệnh đái tháo đường, nếu loét bàn chân kèm theo nhiễm trùng có thể gây ra những biến chứng rất nặng nề. Thậm chí bệnh nhân có nguy cơ cao phải cắt cụt chi, ngón chân, nửa bàn chân.
  • Biến chứng thần kinh chủ yếu liên quan đến đường máu. Kiểm soát tốt đường máu là vấn đề quan trọng nhất để dự phòng các biến chứng ở thần kinh hay các biến chứng ở mạch máu nhỏ.
  • Đối với trường hợp biến chứng ở các mạch máu lớn gây xơ vữa. Xơ vữa động mạch ở mạch máu lớn là hậu quả của tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, và tăng đường huyết, đặc trưng của đái tháo đường. Biểu hiện có thể là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ…Để phòng ngừa biến chứng ở các mạch máu lớn cần kiểm soát tốt lipid máu, mỡ máu, huyết áp. Còn kiểm soát tốt đường máu trong trường hợp này đóng vai trò ít quan trọng hơn.
  • Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường còn có thể gặp các biến chứng về da liễu, nhiễm toan ceton, bệnh gan mật, trầm cảm…

Các biện pháp để ổn định đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường: Bất kỳ người bệnh đái tháo đường nào cũng cần kết hợp điều trị, ăn uống và luyện tập. Các yếu tố này giúp kiểm soát tốt đường huyết trong máu.

  • Chế độ ăn. Quan trọng nhất là hạn chế các thức ăn làm hấp thụ và tăng lượng đường máu nhanh. Trong đó lưu ý nhất là các thực phẩm ngọt: đồ ngọt, trái cây, bánh kẹo. Và hạn chế thức ăn có tinh bột: cơm, gạo, mỳ, miến dong… Bên cạnh đó tăng cường ăn nhiều rau xanh để hạn chế tăng đường máu sau ăn.
  • Hoạt động thể lực có tác dụng làm giảm đường máu. Ngoài ra còn có ảnh hưởng tích cực đến mỡ máu. Về luyện tập, khuyến cáo người bệnh đái tháo đường tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần với cường độ trung bình. Tương đương với việc đi bộ 5km/giờ, nên chia ra 5 ngày/tuần để vận động. Người bệnh đái tháo đường có thể đi bộ, đạp xe, bơi, chơi tenis, cầu lông…
  • Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường bắt buộc dùng insulin, bệnh nhân đái tháo đường type 2 hầu hết sẽ phải dùng thuốc. Đái tháo đường type 2 nếu nhẹ có thể dùng thuốc viên, nặng thì có thể dùng kèm insulin. Có rất ít bệnh nhân đái tháo đường type 2 không cần dùng thuốc do đường máu tăng nhẹ.

Nguồn: SKĐS

……………………………………….

𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧

Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

Số điện thoại: 0237.222.1115

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay