CƯỜNG GIÁP TRONG THAI KỲ

Trong thai kỳ, tuyến giáp có những thay đổi về chức năng và hình thái do sự thay đổi của nồng độ hóc môn thai kỳ như βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen (hormon sinh dục chính của nữ). Đồng thời, các bệnh lý tuyến giáp xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Trong các bệnh lý hoặc những biến đổi này, cường giáp là bệnh lý cần được quan tâm hơn cả.
‼️‼️Các nguyên nhân gây cường giáp thai kỳ?
Nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ: tỷ lệ nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ khoảng 1 – 3% sản phụ.
Tình trạng này xảy ra do tăng cao nồng độ βhCG (có tác động sinh lý gần giống TSH – hocmon kích thích tuyến giáp), gặp nhiều hơn ở sản phụ đa thai và nghén nặng. Các triệu chứng thường nhẹ, nhiều lúc khó phân biệt với triệu chứng sớm của cường giáp thực sự do bệnh lý của mẹ nhưng không có bướu giáp, bệnh lý về mắt, các kháng thể kháng giáp (TRAb).
Cường giáp Basedow trong thai kỳ: xảy ra khoảng 0,4% – 1% trong thai kỳ. Thường được phát hiện lần đầu khi có thai hoặc bệnh đã có từ trước. Đây là bệnh lý tự miễn của mẹ, do xuất hiện các kháng thể (TRAb) kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức gây sản xuất nhiều hocmone: T3, T4, FT4, FT3. Bệnh thường nặng lên ở quý 1 của thai kỳ và cải thiện dần sau đó.
Ngoài ra, một số các nguyên nhân hiếm gặp khác gây cường giáp thai kỳ như bướu giáp độc đa nhân, nhân độc tuyến giáp, viêm giáp bán cấp hoặc viêm giáp mạn tính, u tuyến giáp,…
** Nguy cơ cường giáp Basedow và cường giáp thoáng qua trong thai kỳ với mẹ và thai nhi
Hầu hết các trường hợp cường giáp thoáng qua trong thai kỳ (không có bệnh lý giáp thực sự) sẽ ít ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Ngược lại, cường giáp Basedow gây ra những ảnh hưởng lớn tới mẹ và thai nhi:
– Cường giáp Basedow gây ảnh hưởng tới thai nhi trong trường hợp nào
Bệnh cường giáp Basedow ở mẹ không được kiếm soát tốt: bệnh cường giáp ở mẹ không được kiểm soát có liên quan đến các biến cố ở thai nhi như nhịp tim nhanh của thai nhi, thai nhỏ so với tuổi thai, sinh non, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh. Đây là một lý do tại sao điều trị cường giáp ở mẹ lại quan trọng để giảm thiểu các biến cố này.
Nồng độ rất cao của kháng thể kích thích tuyến giáp(TRAb dạng kích thích): bệnh Basedow là bệnh tự miễn gây ra bởi sự sản xuất các kháng thể kích thích tuyến giáp. Những kháng thể này đi qua nhau thai và có thể tương tác với tuyến giáp thai nhi gây cường giáp thai nhi hoặc cường giáp ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, nếu nồng độ các kháng thể này cao gấp 3 – 5 lần so với bình thường, làm tăng các biến cố trong thời kỳ mang thai.
Đo nồng độ các kháng thể này trong máu mẹ mắc bệnh Basedow được khuyến cáo trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu nồng độ tăng ở lần đầu, thì lặp lại lần hai vào khoảng tuần 18-22 của thai kỳ. Biểu hiện cường giáp ở thai nhi bao gồm: nhịp tim thai cao (>160 lần/ phút), bướu giáp thai kỳ, tăng tuổi xương, chậm phát triển, và dính khớp sọ. Suy tim và ứ dịch có thể xảy ra nếu bệnh nặng.
▶️ Các chuyên gia Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực cho biết, Bệnh Basedow có thể bắt đầu khởi phát vào 3 tháng đầu thai kỳ hoặc nặng hơn trong giai đoạn này ở những phụ nữ mắc bệnh từ trước. Ngoài các triệu chứng kinh điển liên quan đến cường giáp, cường giáp ở mẹ nếu không được điều trị phù hợp có thể gây chuyển dạ sớm, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ và một biến chứng nghiêm trọng đó là tiền sản giật. Hơn nữa, phụ nữ mắc Basedow trong quá trình mang thai có nguy cơ cao tiến triển cường giáp nặng như cơn bão giáp, đặc biệt lúc khởi phát chuyển dạ. Bệnh Basedow có thể cải thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và có thể nặng hơn sau sinh ở thời kỳ chu sinh do hiện tượng trung hoà các kháng thể kích thích tuyến giáp.
🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧
—————————————
🏥 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hợp Lực
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay