Đột quỵ đang dần trẻ hoá: Các yếu tố nguy cơ đáng chú ý

Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới, ở Việt Nam là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong. Nhiều người trẻ không cho rằng đột quỵ là nguy cơ với bản thân do sức khỏe, tim mạch còn tốt. Thế nhưng những năm gần đây, y học đang ghi nhận số trường hợp đột quỵ ở giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. ​

Bệnh nhân đột quỵ thường không chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như không nghĩ rằng mình đột quỵ vì còn trẻ, do vậy khi phát bệnh thường đã trở nặng, nếu không nguy hiểm đến tính mạng cũng sẽ để lại di chứng nặng nề. Chính vì vậy, cần phải chú ý đến những yếu tố nguy cơ nào để giúp phát hiện sớm đột quỵ, hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực tìm hiểu bạn nhé! ​

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ ở tất cả các nhóm tuổi bao gồm: ​

  • Huyết áp cao. ​
  • Cholesterol cao. ​
  • Bệnh tiểu đường. ​
  • Hút thuốc lá. ​
  • Béo phì. ​

Bên cạnh đó, bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi còn liên quan đến các yếu tố như: ​

  • Bệnh tim bẩm sinh: Bất kỳ tình trạng nào dẫn đến bất thường cấu trúc của tim hoặc nhịp tim không đều, đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. ​
  • Rối loạn đông máu: Các tình trạng làm tăng xu hướng đông máu của tiểu cầu hoặc hồng cầu trong khi di chuyển trong cơ thể có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Tế bào hình liềm bị biến dạng có thể làm tắc nghẽn động mạch, mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ đáng kể. ​
  • Điều kiện trao đổi chất: Các tình trạng như bệnh Fabry có thể khiến bạn phát triển các yếu tố nguy cơ đột quỵ như thu hẹp mạch máu cung cấp máu cho não, huyết áp cao hoặc mức cholesterol bất thường. ​
  • Ngoài những yếu tố kể trên, một phần lý do quan trọng đến từ áp lực công việc ngày càng cao, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống và vận động thiếu khoa học cũng khiến người trẻ gia tăng nguy cơ đột quỵ. ​

Các triệu chứng đột quỵ có thể là: ​

  • Mất thăng bằng đột ngột. ​
  • Mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt. ​
  • Bị sụp mí ở một bên của khuôn mặt. ​
  • Đột ngột yếu một cánh tay hoặc chân. ​
  • Nói ngọng, khó nói hoặc hiểu từ. ​
  • Đau đầu dữ dội là một dấu hiệu cảnh báo cụ thể đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt đối với đột quỵ xuất huyết hoặc chảy máu trong não. ​

Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ? ​

  • Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn thực phẩm lành mạnh, tươi sống, chưa qua chế biến và hạn chế lượng muối tiêu thụ đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. ​
  • Duy trì cân nặng hợp lý. ​
  • Loại bỏ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu quá mức. ​
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. ​

Người trẻ tuổi có phục hồi sau đột quỵ tốt hơn người lớn tuổi không? ​- Có nhiều yếu tố để quyết định một người sẽ phục hồi như thế nào, bao gồm: Mức độ tổn thương não; liệu việc nhận biết và điều trị có được thực hiện kịp thời hay không; bộ não bị ảnh hưởng như thế nào; sức khỏe của người đó trước khi đột quỵ, được chăm sóc và phục hồi chức năng ra sao… ​Đây là lý do tại sao nhận biết và điều trị sớm là bước đầu tiên để điều trị đột quỵ, sau đó làm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là những hành động kế tiếp vô cùng cần thiết dành cho bệnh nhân bị đột quỵ.

𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧

Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

Số điện thoại: 0237.222.1115

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Website: hopluchospital.comXem bài viết trên Facebook

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay