Ho là phản xạ tốt hay xấu

Ho là một phản xạ có lợi, nhằm giúp đẩy những dị vật như đàm, chất nhầy hay đồ ăn bị sặc ra khỏi đường hô hấp.

Phần lớn các trường hợp không cần sử dụng thuốc giảm ho. Trẻ chỉ cần dùng thuốc giảm ho khi ho nhiều và ho làm trẻ mệt. Quan trọng nhất là tìm và điều trị nguyên nhân gây ho.

THUỐC HO NÀO SẼ AN TOÀN CHO TRẺ EM?

Trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm ho thì phụ huynh phải đánh giá xem trẻ có thật sự chỉ là ho đơn thuần hay ho này là triệu chứng của CƠN HEN CẤP. Nếu trẻ ho là do cơn hen cấp thì phải được điều trị như một cơn hen (mọi người có thể tham khảo tại ứng dụng KAAP). Hoặc trẻ có phải ho do nguyên nhân HÍT SẶC hay không? Trong trường hợp trẻ hít sặc thì cần đến ngay cơ sở y tế để được loại bỏ dị vật.Trong tình huống không khẩn cấp thì có thể sử dụng thuốc giảm ho cách an toàn tạm thời trước khi sắp xếp đưa đến bác sĩ khám đánh giá nguyên nhân ho cho trẻ.

THÔNG TIN NHANH: Những thuốc ho an toàn cho trẻ em hen:

  • Trẻ dưới 2 tuổi:
    + Siro ho thảo dược (ngoại trừ Zecuf và Pectol E)
    + Mật ong (Không được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi)
  • Trẻ trên 2 tuổi:
    + Bromhexin (Bisolvon kids, Bromhexin …)
    + Ambroxol (Ambroco…)
    + Siro ho thảo dược (Pectol E- không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi)
    + Guaifenesin (Glyceryl guaiacolate, Glotadol, Mucinex…): không dùng cho trẻ dưới 4 tuổio Benzonatate: không được dùng cho trẻ dưới 10 tuổi
    + Thuốc ức chế trung tâm ho nhưng không gây nghiện (Dextromethorphan, Atussin, Antituss, Noscapine, Noscough,…): Rất thận trọng khi dùng.
  • Đặc biệt lưu ý Chlorpheniramine trong Atussin hoặc Antituss có thể làm khô đàm khiến trẻ ho nặng nề hơn, hoặc gây co thắt phế quản nặng hơn nếu trẻ đang vào cơn hen cấp.

Các loại thuốc giảm ho được chia ra thành 3 nhóm:

  • Thuốc long đàm: tác dụng làm giảm độ nhớt và dính của đàm, từ đó làm tăng hiệu của phản xạ ho và dễ tống đàm ra ngoài hơn.

Nước: có thể xem là dược liệu tự nhiên quý và an toàn, có thể giúp trẻ long đàm.

Acetylcysteine, Carbocysteine (Acemuc, Exomuc, Acehasan, Anpemux, Flemex…): không dùng những thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi và đặc biệt là không dùng cho trẻ em hen vì có thể thúc đẩy vào cơn hen cấp.

Bromhexin (Bisolvon kids, Bromhexin …) và Ambroxol (Ambroco…): đây là những thuốc an toàn cho trẻ em hen tuy nhiên không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi

Guaifenesin (Glyceryl guaiacolate, Glotadol, Mucinex…): An toàn cho bệnh nhi hen, nhưng không được sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi2. Thuốc ức chế trung tâm ho:

Thuốc ức chế ho có gây nghiện (Codeine phosphate, Terpin Codein, Pholcodin,…): không được sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi. Đối với trẻ từ 12-18 tuổi, phải thật sự thận trọng nếu trẻ có béo phì, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ hay chức năng hô hấp bị suy giảm; và không được dùng cho trẻ em hen.

Thuốc ức chế ho không gây nghiện (Dextromethorphan, Atussin, Antituss, Noscapine, Noscough,…) không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và thận trọng với trẻ bị hen.

Thuốc kháng Histamin thế hệ 1: Alimemazin (Theralen, Themaxtene…); Oxomemazine (Toplexil): Không được dùng cho trẻ em hen hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.

Benzonatate: không được dùng cho trẻ dưới 10 tuổi3. Các thuốc ho thảo dược và mật ong: là các dạng siro ho với các thành phần như trần bì, húng chanh, bạc hà, cam thảo, nghệ,… hầu như vô hại ở trẻ em. Tuy nhiên cần lưu ý:

Mật ong không được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi do có khả năng gây ngộ độc Clostridium botulinum ở trẻ.

Siro Pectol E: không được dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi

Zecuf: không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vì ức chế hô hấp ở trẻ tuổi này.

𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧

Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

Số điện thoại: 0237.222.1115

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay