Những bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa đông – xuân

Miền Bắc nước ta bước vào thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường của nhiều loại vi khuẩn virus, gây ra nhiều bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, tiêu chảy rotavirus, tay chân miệng, thủy đậu… Thời tiết thay đổi thất thường, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng và có những biện pháp phòng tránh bệnh cho bé.

Các bệnh thường gặp trong mùa đông xuân ở trẻ:

𝟏. 𝐂𝐚̉𝐦 𝐜𝐮́𝐦: Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Cảm cúm thường có biểu hiện là ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn.

𝟐. 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐦𝐮̃𝐢: Viêm mũi xuất hiện khi trẻ bị nhiễm lạnh hoặc không khí quá khô, thường gặp ở trẻ nhỏ khoảng từ 4 tháng tuổi đến 8 tuổi. Đây là tình trạng niêm mạc mũi của trẻ bị viêm, gây ngứa, khó chịu, tiết dịch trong, để lâu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn gây chảy dịch mủ màu vàng hoặc xanh. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, dứt điểm sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, ngủ không ngon giấc và kéo theo nhiều biến chứng khác như viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản phổi…

𝟑.𝐍𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 𝐭𝐫𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐢: Đây là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể do biến chứng của viêm mũi họng hoặc do vệ sinh không sạch, trẻ bị nước bẩn vào tai trong khi tắm…Trẻ thường quấy khóc, khó chịu, có thể chảy dịch chảy mủ từ tai, mủ có mùi hôi, có thể kèm theo sốt.

𝟒.𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧: Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này là do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân, nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc do biến chứng của viêm mũi.

𝟓. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐚𝐲 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠: do virus gây ra với các vết phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng, khiến trẻ bị ngứa, gãi nhiều, gây đau, khó chịu và càng lây lan nhiều hơn, trẻ có thể chảy nước mũi và đau họng.

𝟔. 𝐓𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐚̉𝐲: Tiêu chảy do rotavirus thường gặp nhất, thường kéo dài trong ba đến bảy ngày, dẫn đến tình trạng trướng bụng, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, sốt, khiến trẻ mệt, chán ăn, bú kém. Nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn nguội, hoặc mặc chưa đủ ấm, trẻ bị nhiễm lạnh, lạnh vùng bụng, bàn chân….Biến chứng nguy hiểm của bệnh là gây mất nước, mất muối, rối loạn điện giải, dễ dẫn đến trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời phù hợp.

𝟕. 𝐒𝐨̛̉𝐢: Đây là bệnh lây qua đường hô hấp do virus Polynosa morbillorum gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân., với các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má. Có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt.

Khi con bạn có các dấu hiệu của bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác, hiệu quả nhất!

———————————–

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hợp Lực

Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

Số điện thoại: 0237.222.1115

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Website: ns.hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay