Phòng ngừa gan nhiễm mỡ khi mang thai

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thời gian tuần thai từ 32 đến 38, mẹ bầu cần hết sức lưu ý vấn đề gan nhiễm mỡ thai kỳ. Mẹ bầu lần đầu mang thai, mang đa thai đều là những đối tượng cần đặc biệt lưu tâm do dễ bị gan nhiễm mỡ trong thai kỳ nhất. Bệnh gan nhiễm mỡ thai kỳ luôn có diễn tiến âm thầm nhưng tác động rất nhiều đến quá trình mang thai.

► Bệnh lý gan nhiễm mỡ khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

– Đối với bệnh lý gan nhiễm mỡ ở mẹ bầu thường có 3 mức độ từ nhẹ đến nặng.

– Trong đó, gan nhiễm mỡ ở mức 1 và 2 không quá đáng lo ngại, và không gây ảnh hưởng mạnh đến thai kỳ.

– Bệnh khi diễn biến đến triệu chứng nặng là gan nhiễm mỡ cấp tính (cấp độ 3) có thể gây biến chứng hôn mê, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, băng huyết, thai chết lưu, thậm chí tử vong.

► Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ mẹ cần lưu ý:Triệu chứng ban đầu của gan nhiễm mỡ thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng bình thường của nghén bầu như buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.

► Mẹ cần thăm khám khi có các dấu hiệu sau:

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Đau bụng hoặc đau vùng thượng vị

– Mệt mỏi và buồn ngủ

– Ăn uống không ngon miệng

– Sút cân

Các triệu chứng khi tiến triển đến cấp độ nặng hơn sẽ có biểu hiện mạnh hơn như vàng da, đau tức hạ sườn phải và có thể có biểu hiện suy gan.

Trường hợp nặng, bệnh có thể diễn biến riêng lẻ hoặc đi kèm tiền sản giật hoặc sản giật.

Việc chẩn đoán gan nhiễm mỡ thai kỳ đôi khi gặp nhiều khó khăn do triệu chứng thường thoáng qua, để chẩn đoán xác định mẹ bầu cần phải tiến hành xét nghiệm máu, chụp CT và siêu âm gan theo chỉ thị của bác sĩ.

► Phòng ngừa gan nhiễm mỡ thai kỳ:

– Hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ khi mang thai được phát hiện sớm chỉ cần cải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể cải thiện.

– Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc biến chứng, thai phụ cần tăng cường chất xơ từ rau củ quả, hạn chế mỡ động vật, bổ sung chất béo thực vật nhằm kiểm soát tốt lượng cholesterol đi vào cơ thể.

– Tuy nhiên, mẹ bầu không nên kiêng khem quá mức, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

– Mẹ bầu nên đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng thần kinh, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu để hạn chế tích lũy mỡ thừa.

– Các trường hợp được bác sĩ xác định là tăng cholesterol tự nhiên trong thai kỳ thì mẹ bầu đừng quá lo lắng vì đây hiện tượng bình thường, sẽ giảm sau khi sinh từ 4 – 6 tuần.

– Nếu thai phụ bị máu nhiễm mỡ trước khi mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng và lời khuyên hữu ích để kiểm soát mỡ máu thai kì hiệu quả nhất.

Đặc biệt mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, để theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và bé.

𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧

Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá

Số điện thoại: 0237.222.1115

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay