Phòng tránh bệnh dại bằng cách tiêm huyết thanh kháng dại tại Trung tâm tiêm chủng Hợp Lực

Trên toàn cầu, mỗi năm có hơn 59.000 người chết vì bệnh dại. Số trường hợp tử vong do bệnh dại trong cả nước đang ở mức cao với khoảng 100 người/năm. Bệnh dại gây chết người nhưng có thể phòng tránh được.

Đặc điểm của bệnh dại là gì ????

– Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

– Theo WHO trung bình hàng năm có 60.000 ca tử vong. Bệnh dại hiện đang gia tăng và diễn biến phức tạp ở một số nước trong khu vực như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Indonesia. Tại Việt Nam, bệnh dại là bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm và đứng thứ 14 trên thế giới.

– Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 – 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Bệnh dại lây truyền như thế nào???

– Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.

– Qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại.

– Lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa vi rút dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.

Vì sao bệnh dại rất nguy hiểm với người????

Kể cả người và động vật, một khi đã có biểu hiện triệu chứng lâm sàng lên cơn dại thì tử vong hầu như là 100%.

Người bị chó cắn cần phải làm gì????

Điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

Xử lý vết thương

– Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i-ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương.

HUYẾT THANH KHÁNG DẠI (SAR) ĐÃ CÓ MẶT TẠI Trung tâm TIÊM CHỦNG BỆNH VIỆN ĐK QUỐC TẾ HỢP LỰC

Hiện tại Trung tâm tiêm chủng đã triển khai đưa vào sử dụng huyết thanh kháng dại SAR để điều trị dự phòng bệnh dại, tránh những hậu quả nặng nề do căn bệnh này gây ra. Huyết thanh kháng dại tinh chế (SAR) được bào chế thành dung dịch tiêm có nguồn gốc từ máu ngựa chứa kháng thể kháng virut dại. Huyết thanh kháng dại tinh chế (SAR) được sản xuất bởi Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC).Tiêm phòng dại trước phơi nhiễm hay khi bị phơi nhiễm và sử dụng HUYẾT THANH kịp thời là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦 𝐭𝐢𝐞̂𝐦 𝐜𝐡𝐮̉𝐧𝐠 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 đ𝐚́𝐩 𝐮̛́𝐧𝐠 đ𝐚̂̀𝐲 đ𝐮̉ 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐚𝐜𝐜𝐢𝐧e 𝐜𝐡𝐨 𝐦𝐨̣𝐢 đ𝐨̂́𝐢 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠. 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦 𝐭𝐢𝐞̂𝐦 𝐜𝐡𝐮̉𝐧𝐠 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜.

• Tư vấn trực tiếp: fanpage Trung Tâm Tiêm Chủng Hợp Lực

• Địa chỉ 1: 595 Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa.

• Địa chỉ 2: Nổ giáp 1, phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

• Hotline: 0946193115

• Web: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay