TRẺ BÉO PHÌ PHẢI ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM!

⚡ Hiện nay, tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng do thói quen ăn uống quá mức, lười vận động dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

👉 Trẻ bị béo phì hoàn toàn không khỏe mạnh hơn mà sức khỏe thường yếu hơn, kém linh hoạt trong vận động lẫn suy nghĩ. Vì thế cân nặng bình thường, cơ thể linh hoạt khỏe mạnh mới là điều quan trọng với trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu và những nguy hiểm nào cho trẻ khi mắc phải béo phì?

► Những dấu hiệu sau sẽ giúp cha mẹ nhận biết trẻ béo phì và chủ động phòng ngừa và duy trì lối sống, ăn uống khoa học, ổn định cho bé:

– Mỡ tích nhiều tại một số vùng trên cơ thể như cằm, hai bên ngực, cánh tay, đùi. Điều này khiến trẻ vận động khó khăn, chậm chạp

– Trẻ có biểu hiện thèm ăn, ăn nhiều, khẩu phần ăn mỗi bữa ngày càng tăng

– Trẻ luôn có nhu cầu ăn đồ ngọt, như bánh, kẹo, đồ ăn nhanh,…

– Trẻ không chịu ăn rau, hoặc ăn rất ít

Tuy nhiên, một số trẻ chỉ đơn giản là tăng cân dễ dàng hơn những đứa trẻ khác.
Trẻ béo phì sẽ sớm trở thành những người trưởng thành đối mặt với loạt rủi ro về bệnh mạn tính như bệnh tim, đái tháo đường sớm hơn những người trưởng thành bị béo phì.

► “Béo phì” còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ như:

– Tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… khi trưởng thành.

– Ảnh hưởng lên hệ nội tiết – chuyển hóa: cường insulin (hạ đường huyết), đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…

– Trẻ dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng giảm thông khí.

– Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật…

– Trẻ dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức liên miên.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

– Trẻ dễ bị rạn da.

– Ảnh hưởng tâm lý do trẻ dễ bị tự ti về ngoại hình.

– Béo phì là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé gái.

✨ Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc một số loại thuốc cũng có thể khiến cho trẻ bị tăng cân nhanh, hoặc những vấn đề về hormone (ít gặp). Như vậy, tình trạng sức khỏe của trẻ béo phì cần được báo động, bởi sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Trẻ béo phì sức đề kháng yếu, mắc những bệnh thông thường sẽ nặng hơn trẻ có cân nặng bình thường.

✨ Vì vậy bố mẹ hãy thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ để phòng chống các bệnh nguy hiểm từ việc béo phì xảy ra ở trẻ.

✨ Đồng thời bố mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đồng thời xét nghiệm tổng quát đánh giá sức khỏe tổng thể các cơ quan giúp bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề về chuyển hóa đường, chất béo,… để có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

………………………………………..
🏥 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 🏥
📍 Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
📞 Số điện thoại: 0237.222.1115
☎️ Tổng đài CSKH: 1900.9012
🌎 Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 9012
Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay