Vì sao đột quỵ lại dễ xảy ra ở mùa lạnh
Ai cũng nghĩ, bản thân đang khỏe mạnh, không có triệu chứng gì sao đột quỵ được? Thế nhưng chính suy nghĩ chủ quan và thói quen tưởng chừng vô hại lại vô tình gây ra những điều đáng tiếc!
Vào mùa lạnh, cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi. Bên cạnh đó sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ làm mạch máu thắt lại, bị biến dạng dẫn đến tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ.
Áp dụng 5 nguyên tắc vàng phòng ngừa tới 90% nguy cơ đột quỵ:
- Khám tầm soát và dự phòng đột quỵ
- Người có bệnh nền như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch cần khám tầm soát định kỳ 1 năm 1 lần.
- Người khỏe mạnh bình thường khám tầm soát 3 năm 1 lần và sau 5 năm sẽ cần tái khám.
- Khám lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
- Xét nghiệm huyết học
- Chụp cộng hưởng từ sọ não, mạch não
- Tránh dậy đột ngột dậy vào ban đêm: Để phòng ngừa, mỗi cá nhân khi buồn đi tiểu vào ban đêm không nên dậy đột ngột. Nên đi tiểu trong phòng kín. Tốt nhất nhà vệ sinh nên gần với phòng ngủ.
- Tránh dậy quá sớm vào sáng sớm: Thói quen dậy sớm để đi tập thể dục của nhiều người, dễ làm đột đột “tấn công”. Lời khuyên dành cho bạn là không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn nhiều sương và giá lạnh. Nên chờ lúc ngoài trời ấm hơn, có hửng nắng và mặc ấm trước khi ra ngoài.
- Vận động nhẹ nhàng khi thức dậy: Khi cơ thể chuyển từ tĩnh sang động, lúc này nồng độ các hormon cũng thay đổi theo, khiến nhịp tim, huyết áp… cũng tăng lên. Do đó, mỗi cá nhân nhất là người từ 40 tuổi trở lên không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay. Nên nằm lại giường từ 5 – 10 phút, vận động nhẹ, hít thở, vuốt mặt, bóp tay, xoa chân… để cơ thể dần thích nghi.
- Uống một ly nước ấm sau khi thức dậy: Sau 1 đêm cơ thể đã mất đi lượng nước tương đối lớn, máu cũng sẽ đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đầy máu. Vì thế khi ngủ dậy, mỗi người nên uống một ly nước ấm (200ml) giúp làm loãng máu và làm ấm cơ thể.Đột quỵ có triệu chứng rất khó đoán nhưng di chứng để lại thì vô cùng nặng nề. Chính vì thế việc phòng bệnh bằng cách khám tầm soát và dự phòng đột quỵ, sử dụng sản phẩm ngăn ngừa đột quỵ, thay đổi lối sống là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu tối đa “đột quỵ” xảy ra!
𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐋𝐮̛̣𝐜 – Đ𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐚́𝐦 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐚̂𝐧
—————————————
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hợp Lực
Địa chỉ: Nổ giáp 1, Nguyên Bình, Nghi Sơn,Thanh Hoá
Số điện thoại: 0237.222.1115
Tổng đài CSKH: 1900.9012
Website: hopluchospital.com
Bài viết liên quan
-
CHUYÊN GIA CẢNH BÁO 4 VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ
Theo thống kê của WHO, mỗi năm Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai đang phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm gây ra bởi biến… -
Biểu hiện rối loạn lo âu bệnh tật, khi nào cần đi khám?
Rối loạn lo âu bệnh tật là một nỗi sợ dai dẳng bị mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng. Người mắc rối loạn này thường quan tâm quá mức… -
Giải đáp một số thắc mắc về que cấy tránh thai mà chị em bỉm sữa quan tâm
Mình đang cho con bú có cấy que được không?Cho con bú cấy que được nhé mum, vì thành phần que cấy chứa etonogestrel không đi qua sữa mẹ và… -
Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn…